7 Cách Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn
Thời gian: 28/10/2022 15:09:25Việc bước ra khỏi cùng an toàn chính là cách đem đến cho bạn vô vàn những cơ hội, những con đường mới, trong đó sẽ đưa bạn đến với con đường thành công nhanh chóng. Khi biết nắm bắt những cơ hội sẽ đưa đến cho bạn vô vàn những thông tin hữu ích để phát triển và hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Trong bất cứ vấn đề nào cũng vậy, thay đổi quá nhanh hay đến đâu tính đến đó chưa bao giờ là một cách hay. Hơn nữa khi không có một kế hoạch bạn sẽ cứ trì hoãn, dời từ ngày này sang ngày khác và cuối cùng sẽ chẳng thực hiện được dự định nào. Bởi thế thay vì cứ mãi suy nghĩ trong đầu rằng mình phải thay đổi thì hãy bắt đầu hiện thực hóa nó bằng một lộ trình rõ ràng. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất để tiến đến những điều lớn lao hơn chính là cách để bạn bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Nếu hằng ngày bạn chỉ đi làm trên một con đường quen thuộc thì hãy thử đổi qua một con đường khác, dù có thể xa hơn nhưng đôi khi có thể đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, hoặc ít nhất nó cũng không quá nhàm chán như thường ngày. Biết đâu trên con đường mới đó bạn có thể tìm thấy cho mình một quán ăn ngon, một tiệm cà phê hợp gu hay một quán nhỏ bán những món đồ xinh.
Hãy hướng đến những thói quen lành mạnh nếu muốn vùng an toàn của bạn được mở rộng quy mô và tiến tới những điều mới lạ hơn. Chẳng hạn thay vì ngủ nướng mỗi sáng thì hãy thử dậy sớm tập thể dục, hay thay vì tập thể dục một mình bạn có thể đến phòng tập để gặp gỡ nhiều người hơn. Những thay đổi tích cực này sẽ giúp bản thân bạn cảm thấy thoải mái hơn và bạn cũng thấy an toàn hơn với quyết định của mình.
Có vô số những điều sẽ giúp bạn khởi đầu cho một cuộc sống mới tràn đầy hy vọng, chẳng hạn thay một chiếc ga giường, đặt một bình hoa trong nhà, đổi một kiểu tóc, hay bộ quần áo hàng ngày. Hãy thử thay đổi tất cả mọi thứ mà mình yêu thích, không nên giới hạn bản thân ở bất kỳ lĩnh vực gì và sống thật với ước mơ của riêng bạn.
Việc thay đổi bản thân cũng giống như một cột mốc báo hiệu rằng bạn đã đang bắt đầu chuẩn bị tâm lý cho các kế hoạch sắp tới của mình. Cho dù mái tóc ngắn hay những kiểu đầm dài không phù hợp với mình cũng chẳng sao. Bởi nếu bạn cứ e ngại, lo sợ rằng biết bao giờ mới có thể bước ra ngoài vùng an toàn của mình ?, bạn sẽ vẫn chỉ quẩn quanh trong mớ suy nghĩ mông lung trong đầu mà thôi.
Nếu bạn đã liều mình đi vào “hang cọp” nhưng trên tay không có loại vũ khí nào, lại chờ đợi vận may là sẽ chẳng có con hổ nào trong đó thì cuối cùng, người gặp nguy hiểm chỉ có bản thân bạn mà thôi. Cũng tương tự như khi bạn đã thoát ra ngoài vùng an toàn của bản thân nhưng do không có các kỹ năng cần thiết thì nếu thất bại bạn sẽ rơi vào trạng thái chán nản, ê chề và sẵn sàng bỏ tất cả về vùi mình trong chăn như cũ.
Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho bản thân những kĩ năng cứng và mềm mới là điều vô cùng quan trọng. Chẳng hạn nếu bạn có ý định chuyển đổi từ một nhân viên văn phòng qua làm kế toán mà bạn chỉ cầm bộ hồ sơ và kĩ năng không có tí hiểu biết gì về kế toán để xin việc được thì chắc chắn sẽ bị loại. Thay vì đó dành thời gian rảnh rỗi để học thêm về kế toán sẽ mang lại cho bạn nhiều kỹ năng cần thiết khi chuyển việc.
Chúng ta luôn có muôn vàn nỗi sợ, không chỉ là nỗi sợ có chủ thể rõ ràng như sợ chó, sợ gián, sợ chuột mà có rất nhiều nỗi sợ trừu tượng và chính chúng ta cũng không thể giải thích nổi vì sao chúng ta phải sợ. Nỗi sợ hãi luôn là thứ làm con người né tránh mọi việc và chỉ có thể thở phào nhẹ nhõm khi sống trong khu vực an toàn của mình mà thôi.
Để thoát ra ngoài vùng an toàn của bản thân, trước tiên bạn cần phải hiểu rằng, hiện tại mình đang sợ cái gì? Sợ thất bại? Sợ người ta chê? Sợ không hợp? hay là có một nỗi sợ nào khác? Nếu không sớm khắc phục, nỗi sợ hãi sẽ giống như một con sâu, nó ăn mòn dần dần lòng can đảm, bởi trong lòng chúng ta có nhiều lỗ hổng lớn không thể nào vá lại.
Đôi khi vì muốn thay đổi nhanh chóng hơn, vì muốn thành công đến sớm hơn, vì để thoát ra ngoài vùng an toàn tốc độ nên chúng ta đã ép buộc bản thân thực hiện những việc trước đây mình không hề mong muốn, chưa từng yêu thích. Thúc ép bản thân làm việc quá mà không thành thực với cảm xúc của chính bạn, bất chấp sức khoẻ để chạy đua theo danh vọng v.v. Tất cả điều này sẽ khiến bạn mỏi mệt đến kiệt sức ngay từ trước thời điểm đạt tới thành công và thậm chí nếu có được bạn cũng không bao giờ cảm thấy hạnh phúc như đã từng tưởng tượng.
Do đó, hãy luôn tìm niềm vui trong mỗi công việc mà bạn đã, đang và sẽ làm. Chỉ cần bạn đổi mới lối nghĩ, cách làm của mình, luôn luôn hướng về những mặt tích cực thì tự nhiên bạn sẽ cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Hầu hết những người hay trốn trong cái vỏ bọc an toàn của bản thân mình đều bị giới hạn khá nhiều đối với các mối quan hệ. Họ hầu như chỉ có một vài mối quan hệ nhưng cũng không mấy gắn bó hoặc thân thiết, đó có thể là những người anh em hay một vài người bạn cũ. Họ sợ hãi khi nói chuyện với những người lạ. Và đôi khi họ cũng cảm thấy khó khăn nếu phải tìm người trợ giúp.
Vậy vì sao để thoát được vào vùng an toàn của mình chúng ta cần phải biết tạo cho bản thân thật nhiều mối quan hệ? Bởi con người luôn là biểu hiện của sự trưởng thành nên khi bạn bắt đầu quen những người trong cùng một khuôn khổ cuộc sống và có chung sở thích với bạn sẽ không đóng khung mãi mãi trong các tầng lớp tư tưởng này. Và đương nhiên bạn cũng không bước qua khỏi ranh giới của mình.
Mỗi người bạn mới đều sẽ luôn là người thầy của bạn trên con đường sự nghiệp và trở thành người truyền cảm hứng. Biết đâu bạn lại tìm thấy trong đó những sự đồng điệu về tâm hồn, họ sẽ cùng bạn định hình hành trình bứt phá và cũng chính là người hỗ trợ bạn vượt lên các thử thách ở thời điểm thoát ra ngoài vùng an toàn của bản thân.
Tìm hiểu thêm: tại đây