Tranh luận thế nào cho sang? Cần tránh 20 lỗi ngụy biện này (P1) - Chuyên trang Chia sẻ - Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin

Tranh luận thế nào cho sang? Cần tránh 20 lỗi ngụy biện này (P1)

15,656 lượt xem
đã chia sẻ ngày 12 Tháng 12 năm 2019 trong Thông tin mới, xu hướng giới trẻ bởi admin_tamthoi

Trong giao tiếp đôi khi ta không tránh khỏi những cuộc tranh luận, xuất phát từ những ý kiến bất đồng, và trong quá trình đó ta rất dễ mắc phải các lỗi ngụy biện, biến cuộc tranh luận trở thành một cuộc chiến không hồi kết.

Như vậy, ngụy biện là gì? Ngụy biện (fallacy) là lập luận sai về mặt logic. Nói cách khác, ngụy biện là vi phạm các quy tắc logic trong suy luận để giành phần lợi trong tranh luận, trong đối thoại, từ đó có thể biến sai thành đúng, biến đúng thành sai. Nguyên nhân khiến ta mắc lỗi ngụy biện thường do tâm lý háo thắng, do thói quen nói chuyện thông thường, hoặc do nhiễm cách lý luận của báo chí.

Các lỗi ngụy biện trong tranh luận tưởng chừng không đáng kể nhưng nếu không khắc phục, dần dần người thường ngụy biện sẽ quen tư duy theo lối mòn. Tần suất mắc lỗi càng nhiều thì càng dẫn đến các hậu quả to lớn. Chẳng hạn như làm chệch hướng, giảm chất lượng chủ đề tranh luận; lập luận thiếu sắc bén, không sâu sát, không phục vụ mục đích tranh luận; làm mất thời gian, sứt mẻ tình cảm của nhau; và làm xấu đi hình ảnh bản thân.

Bên cạnh đó, các lỗi ngụy biện không những dễ mắc phải mà còn rất khó để ta phát hiện ra. Sau đây là 20 lỗi ngụy biện thường xuất hiện trong quá trình tranh luận cũng như trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày.

Tần suất mắc lỗi càng nhiều thì càng dẫn đến các hậu quả to lớn hơn, chẳng hạn như làm giảm chất lượng tranh luận, sứt mẻ tình cảm, hoặc làm xấu hình ảnh cá nhân.

1. Ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem)

Thay vì bàn luận vào chủ đề, người tranh luận lại sỉ nhục, hạ bệ, công kích đối tượng tranh luận bằng ngôn từ để làm giảm uy tín của họ. Các câu ngụy biện tấn công cá nhân thường thấy là “có làm được chưa mà nói”, “chưa làm được gì chỉ biết gõ phím thì nói gì ai”,…

Kiểu ngụy biện tấn công cá nhân này xuất hiện rất nhiều trong các cuộc tranh cãi trên mạng. Khi tranh luận, nhiều người không bàn luận vào chủ đề chính mà chỉ chăm chăm mắng nhiếc, nhục mạ người khác.

2. Ngụy biện bôi xấu (poisoning the well)

Nói điều không tốt về người đang tranh luận với mình để hạ uy tín của người đó trước khi người đó đưa ra luận điểm của họ.

“Đừng nhờ A phụ mày tổ chức tiệc. Gu chọn nhạc của nó tệ lắm!”

Trong ví dụ trên, người này đã mắc lỗi ngụy biện bôi xấu, đưa ra một thông tin tiêu cực (có thể đúng hoặc sai) về A để làm giảm uy tín của A. Tổ chức một bữa tiệc còn bao gồm rất nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ là về chọn nhạc hay. Dù A không có gu âm nhạc thì vẫn có thể hỗ trợ tổ chức tiệc được.

3. Ngụy biện bạo lực (ad baculum fallacy/ appeal to force fallcy)

Thay vì dùng lý lẽ, logic thì lại dùng lời ám chỉ, đe dọa để bắt người đối thoại phải đồng ý với ý kiến của mình.

Nhân viên: “Thưa sếp, vì sao em phải làm thêm giờ nhưng lại không có thêm phụ cấp?”
Sếp: “Hoặc anh chấp nhận làm, hoặc nghỉ việc, thế thôi.”

Người sếp trong ví dụ trên đã mắc phải lỗi ngụy biện bạo lực, đe dọa đuổi việc anh nhân viên thay vì đưa ra lý lẽ logic. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi hai người tranh luận ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng, chẳng hạn như người lớn-trẻ con, cấp trên-cấp dưới. Người mắc lỗi ngụy biện này thường do thiếu kiên nhẫn, một phần còn do tâm lý của “kẻ mạnh”, ỷ lại mình ở thế trên để ép người kia chấp thuận ý kiến của mình.

4. Ngụy biện “bạn cũng vậy” (tu quoque fallacy)

Nhắc đến thiếu sót, khuyết điểm của người tranh luận cùng để phủ định ý kiến hoặc lý luận của người đó. Thường thì khi phạm vào “tu quoque fallacy” sẽ phạm luôn “ad hominem” (công kích cá nhân).

A: “Gian lận như ông là sai.”
B: “Làm như ông chưa từng gian lận bao giờ vậy. Hồi đi học ông chẳng quay cóp suốt, giờ nói được ai!

Thực chất thì việc anh ta có sai sót gì trong quá khứ, có làm được gì hay không làm được gì trong quá khứ đều không liên quan đến tính logic đang tranh luận.

5. Ngụy biện trượt dốc (slippery slope fallacy)

Đưa ra những suy diễn thiếu căn cứ về tương lai để chứng minh một điều nào đó là sai. Người ngụy biện thường suy diễn một cách tùy tiện, thiếu căn cứ về một hậu quả trong tương lai, làm trầm trọng hóa vấn đề mà không bàn đến tính logic của luận điểm đã đưa ra.

Bạn xin bố mẹ đi chơi nhưng không được, và lý luận của bạn là:“Hôm nay bố mẹ mà không cho con đi, con sẽ mất hết bạn bè! Con sẽ bị cô lập! Rồi con sẽ bị ế tới già cho xem!”

A mang bánh đến lớp học, B hỏi xin A nhưng A từ chối: “Tớ không thể cho cậu bánh vì các bạn khác sẽ thấy và cũng xin tớ, như thế tớ sẽ không còn miếng bánh nào để ăn cả!”

6. Ngụy biện trắng-đen (black-or-white fallacy)

Bắt đối phương chỉ được lựa chọn một trong hai điều mà người ngụy biện cho là duy nhất, trong khi thực tế vẫn còn nhiều lựa chọn khác.

Năm 2016, khi nhà máy thép Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt, giám đốc đối ngoại của nhà máy này từng phát biểu:“Không thể được cả hai, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm”.

Thực tế còn cách khác để giải quyết vấn đề trên. Chẳng hạn như bắt buộc nhà máy này sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn an toàn. Chẳng qua vị giám đốc này đang muốn ngụy biện để chối bỏ trách nhiệm mà thôi.

7. Ngụy biện nghĩa vụ chứng minh (burden of proof)

Nếu một người cho rằng X là đúng, thì người đó cần phải chứng minh X là đúng, chứ không phải cứ khăng khăng X là đúng vì không ai chứng minh được X là sai.

A: “Các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng 80% người làm việc ở Mỹ chán ghét công việc hiện tại của mình.”
B: “Con số 80% từ đâu ra?”
A: “Vậy hãy chứng minh tôi nói sai đi.”

Đáng lẽ A phải là người chứng minh con số 80% chứ không phải chuyển trách nhiệm cho B.

Bài viết này được thực hiện bởi Huệ Chi.

Nguồn bài viết: https://vietcetera.com/nhung-loi-tranh-luan-thuong-thay/

473 Trả lời

đã trả lời ngày 25 Tháng 9 bởi Josephheaks
đã trả lời ngày 25 Tháng 9 bởi ThomasNub
try these out [url=https://samouraiwallet.io/]samourai wallet android[/url]
đã trả lời ngày 25 Tháng 9 bởi Ernesthap
пояснения [url=https://r7casino.io]R7 casino зеркало сайта[/url]
đã trả lời ngày 25 Tháng 9 bởi negonikla
đã trả lời ngày 25 Tháng 9 bởi JamesAlary
đã trả lời ngày 25 Tháng 9 bởi DavidFam
Bonuses <a href=https://trusteewallet.io/>trustee plus</a>
đã trả lời ngày 26 Tháng 9 bởi AndrewRer
đã trả lời ngày 26 Tháng 9 bởi CalvinHiz
visit this website <a href=https://trusteewallet.io>trustee crypto wallet</a>
đã trả lời ngày 26 Tháng 9 bởi DonaldVar
<a href=https://kg.ndt.su>капиллярный контроль</a> - магнитно порошковый метод неразрушающего контроля, магнитный метод контроля
đã trả lời ngày 26 Tháng 9 bởi FrankEramp
<a href=https://kz.ndt.su>набор для капиллярного контроля</a> - канавочный эталон чувствительности 12, держатель для рентгенпленки
...